Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng

Niềng răng là phương pháp điều trị răng mọc lệch lạc, sai vị trí, hô, móm…Thời gian niềng răng thường kéo dài 1,5-3 năm.Vì vậy để có được hàm răng đẹp sau khi niềng thì quá trình vệ sinh răng miệng trong khi niềng răng đóng vai trò hết sức quan trọng. Sau đây là các bước hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách để quá trình niềng răng đạt hiệu quả.

1. Chải răng:

  • Phải chải răng sạch sau khi ăn khoảng 15 phút, tránh thức ăn đọng lên mắc cài, dây, kẽ răng. Không đánh răng theo kiểu kéo ngang tới lui, làm như vậy răng dễ bị mòn, tụt nướu và không sạch. Nên đánh răng lên xuống theo hướng răng mọc hoặc đánh vòng tròn một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng và tránh bong mắc cài.

  • Dùng bàn chải kẻ răng làm sạch những vị trí mà bàn chải thông thường không thể làm sạch, mỗi lần chải răng ít nhất 2 phút.
  • Nên sử dụng kèm tăm nước để vệ sinh thức ăn ở những rãnh mắc cài mà bàn chải khó làm sạch được.
  • Chải răng sạch cực kỳ quan trọng trong lúc niềng răng, nếu răng không được chải sạch, nguy cơ sâu răng rất cao, đặc biệt là ở các răng cối lớn – những răng mang khâu, rất khó vệ sinh.

2. Dùng bàn chải kẻ

-Sau khi chải răng nên sử dụng bàn chải kẽ trượt lên xuống hai bên của kẽ răng để làm sạch thức ăn, mảng bám dính ở kẻ răng, lặp lại động tác nhiều lần.

3/ Sử dụng nước súc miệng

– Cuối cùng súc miệng lại bằng nước hoặc nước súc miệng, sau đó kiểm tra răng của bạn trong gương, nếu bị sút mắc cài hay gặp vấn đề gì thì nên gặp nha sĩ để kiểm tra lại

– Tập thói quen súc miệng bằng nước muối hằng ngày sẽ giảm các bệnh về viêm nướu

4/ Chăm sóc mô mềm

Má, môi, lưỡi trong giai đoạn đầu niềng răng rất dễ bị tổn thương do tiếp xúc với mắc cài, chúng ta có thể sử dụng sáp nha khoa (bác sĩ chỉnh nha sẽ cung cấp) để bôi lên mặt ngoài các mắc cài nơi bị đau, đồng thời vệ sinh sạch thức ăn và chải răng nhẹ nhàng góp phần hạn chế tổn thương.

5/ Thói quen ăn uống

– Khi niềng răng, chúng ta không nên ăn thức ăn quá cứng, quá dai, kích thước quá lớn. Nên cắt nhỏ thức ăn, nhai đều hai bên, tránh cắn thức ăn bằng răng cửa.

– Một vài ngày đầu tiên sau những lần hẹn tái khám niềng răng, răng có thể ê hoặc đau nhẹ, lúc đó nên ăn thức ăn mềm để tránh đau và khó chịu.

6/ Tái khám định kỳ

Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất, việc thăm khám răng định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Nhờ vậy, các nha sĩ mới nắm rõ tình hình răng miệng của bạn và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

– Nếu không chăm sóc răng tốt trong quá trình niềng răng, người niềng sẽ có thể mắc các bệnh răng miệng thường gặp như viêm nướu (do mảnh bám, thức ăn, vôi răng không được làm sạch), chảy máu, hôi miệng, tụt nướu, sâu răng…

Các hậu quả trên sẽ gây ra nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị niềng răng và kết quả sau cùng.

Do đó, người niềng răng nên tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ trong lúc điều trị chỉnh nha, để quãng thời gian niềng răng không trở thành ác mộng và kết quả được hoàn hảo hơn.

 

Ths. BS Đoàn Thị Mỹ Chi – Nha khoa Thẩm mỹ Chi Chi
 Hotline: 094 911 49 23 
🏢 186C Trương Vĩnh Ký, Q.Tân Phú, TP. HCM

Share: