XIẾT RĂNG Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

XIẾT RĂNG Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 Xiết răng ở trẻ nhỏ là tình trạng rất hay gặp, khiến phụ huynh ba mẹ rất quan tâm và lo lắng. Vậy xiết răng ở trẻ nhỏ là gì, nguyên nhân do đâu, có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển răng và hàm của trẻ, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Xiết ăn răng là một hiện tượng sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. Nhiều người lớn thường gọi vui tình trạng này là “răng sún”, “răng đen”

Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển rất dễ mắc phải một số tình trạng bệnh lý liên quan tới răng miệng. Bởi đây là giai đoạn sức đề kháng của trẻ nhỏ còn thấp. Hơn thế nữa, những loại đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường tưởng chừng vô hại lại vô cùng ảnh hưởng tới sức khỏe hàm răng của bé.

Lý do tại sao trẻ em trong độ tuổi này thường hay mắc phải tình trạng “răng sún” vì men răng còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện, là điều kiện thuận lợi hỗ trợ các loại vi khuẩn sinh sôi, nảy nở nhanh chóng.

Răng xiết chính là phần răng có màu nâu đen do vi khuẩn phát triển mạnh mẽ bám vào tạo môi trường a xít. Sau thời gian, phần răng này sẽ bị mất khoáng, ăn mòn dần và chỉ còn nhìn thấy mảnh chân răng bám sát tại nướu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên chán ăn, mệt mỏi, xuất hiện những cơn đau nhức kéo dài khó điều trị dứt điểm.

Nếu cứ để mặc tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài mà không chữa trị kịp thời, răng sữa cứ như vậy mai một dần, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mầm răng vĩnh viễn. Tại vị trí hàm răng bị xiết ăn có thể sẽ không bao giờ mọc lại được.

Nguyên nhân răng trẻ bị xiết ăn răng

Tình trạng bé bị siết răng đen có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có những nguyên nhân khách quan do một số yếu tố bẩm sinh, và nguyên nhân chủ quan thường liên quan tới thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Những nguyên nhân ấy được liệt kê cụ thể hơn dưới đây:

1. Ăn nhiều các loại đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường

Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển rất thích ăn các loại đồ ăn, thức uống có nhiều chất ngọt. Khi ăn với hàm lượng quá nhiều cộng với chưa nhận thức được việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn khiến cho tình trạng xiết ăn răng ở bé nhỏ chắc chắn xảy ra.

2. Thói quen bú sữa đêm

Có những em bé không tự cai sữa đêm được sau 6 tháng, lúc này các răng sữa mới mọc trên miệng, men răng còn yếu, tiếp xúc thời gian dài với sữa trong môi trường miệng, khiến cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển nhanh chóng, gây ăn mòn men răng

3. Chế độ ăn uống thiếu một số hợp chất như vitamin, canxi, flour, khoáng chất

Việc kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo, cân bằng với đầy đủ khoáng chất, vitamin cùng với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp trẻ nhỏ ngăn ngừa nguy cơ răng bị xiết một cách hiệu quả.

Ngược lại, nếu không bổ sung các loại hợp chất này vào trong những bữa ăn hàng ngày của trẻ, men răng của bé sẽ trở nên khá yếu, khiến cho các loại vi khuẩn có thể xâm nhập một cách dễ dàng, gây ra tình trạng sâu răng nghiêm trọng.

4. Vệ sinh răng miệng sai cách

Đa phần người lớn đều sở hữu thói quen chải răng sai cách, điều này dẫn đến việc uốn nắn, dạy dỗ, truyền đạt lại cho trẻ nhỏ bị sai phương pháp. Khi chải răng, chúng ta thường có xu hướng chải rất mạnh theo chiều ngang. Nhiều người nghĩ rằng đây là cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, ý nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.

Chải răng bằng phương pháp này sẽ làm cho phần cổ răng mòn đi theo thời gian, khiến phần ngà răng lộ ra nhiều hơn, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ảnh hưởng xấu tới men răng.

Ngoài ra chưa hình thành thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ

5. Một số thói quen xấu như nhai không kỹ, ngậm thức ăn

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số thói quen xấu mà chúng ta lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, có thể ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng răng miệng. Một số loại thói quen xấu thường hay gặp nhất ở trẻ nhỏ chính là nhai xấu, ngậm cơm… cũng có thể là tiềm năng phát triển loại bệnh lý này.

Trong quá trình nhai, nếu răng không nghiền nhuyễn thức ăn kỹ càng trước khi đi xuống dạ dày, các mảng bám thức ăn sẽ dễ bám trên bề mặt răng hơn. Yếu tố này hỗ trợ các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Thêm vào đó, một số bé có thói quen ngậm cơm trong mồm khi ăn do không tập trung. Chính điều này đã khiến cho các phân tử Saccarozo và Glucozo được phân giải một cách mạnh mẽ, bám lên thành răng và “ngâm” cùng với răng lâu hơn. Sau một thời gian, răng có thể bị chuyển màu, dần dần dẫn tới tình trạng xiết ăn răng nghiêm trọng.

6. Yếu tố bẩm sinh

Một vài trường hợp xảy ra tình trạng trẻ bị xiết ăn răng là do yếu tố bẩm sinh. Trẻ nhỏ thiếu hụt lượng men răng tiêu chuẩn sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn tấn công vào khoang miệng, gây ra tình trạng răng bị xiết, nặng hơn là một số loại bệnh lý nha chu nguy hiểm.

Dấu hiệu của bệnh xiết ăn răng ở trẻ em

Bệnh răng sữa bị xiết ăn thường có những biểu hiện khá rõ ràng ra bên ngoài khi mắc phải. Đối với mỗi trẻ em, mức độ thể hiện của bệnh khá khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, loại bệnh lý này vẫn thường có một số triệu chứng cơ bản nhất trong các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Răng chuyển màu và chưa bị mài mòn

Đây được coi là giai đoạn “tiền đề”, là giai đoạn mà những triệu chứng về bệnh còn rất nhỏ, mới chỉ xuất hiện những dấu hiệu bên ngoài và răng còn chưa bị mòn dần đi. Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ thường không có cảm giác gì và vẫn ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Chính vì vậy sẽ rất khó để các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra.

Đôi khi, những vết nâu trên răng thường bị hiểu rằng là mảng bám thức ăn bám vào, chỉ cần đánh răng là hết. Tuy nhiên trên thực tế, cấu trúc răng đang dần có sự biến đổi.

Giai đoạn 2: Răng bị mài mòn, thường tới nửa thân răng

Trong giai đoạn này, các triệu chứng sẽ biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng và tiến triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể, chân răng có thể đã bị mài mòn tới một nửa. Các bé thường liên tục cảm thấy ê buốt trong quá trình nhai thức ăn, từ đó có thể sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc trong suốt bữa ăn.

Giai đoạn 3: Răng bị mài mòn toàn bộ, chỉ chừa lại chân răng dính tại nướu

Đây được coi là triệu chứng nặng nhất của tình trạng xiết ăn răng ở trẻ em và người lớn. Biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất trong giai đoạn này chính là răng đã bị mài mòn toàn bộ, chúng ta chỉ thấy được phần chân răng sát dưới nướu.

Trẻ nhỏ bị dày vò bởi những cơn đau buốt kéo dài, sung nướu chân răng có mủ, đôi khi bị buốt tới tận óc, nhức thái dương rõ rệt do tại phần chân răng có chứa nhiều dây thần kinh, khi bị mài mòn sẽ ảnh hưởng tới những dây thần kinh trong tuỷ răng. Một số trường hợp trẻ nhỏ còn có thể bị sốt, phần nướu sưng đỏ nghiêm trọng trong giai đoạn này.

Phương pháp chữa xiết ăn răng tại nha khoa

1. Phương pháp tái khoáng

Kỹ thuật này thường được ứng dụng với những trường hợp răng xiết nhẹ. Cụ thể hơn, các bác sĩ sẽ sử dụng một loại dung dịch chuyên dụng chứa các hợp chất mang tính tái tạo như flour, canxi,… bôi lên vị trí răng bị chuyển màu, chữa trị dứt điểm tình trạng sâu răng của trẻ, tái tạo lại phần men răng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

2. Phương pháp trám răng

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình điều trị tình trạng răng em bé bị xiết đen. Thông thường phương pháp trám răng thẩm mỹ này sẽ được sử dụng cho bệnh nhân đang trong giai đoạn 2 ở mức độ mòn một phần thân răng, chưa đến tuỷ gây đau nhức.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, sử dụng các loại dụng cụ nha khoa để loại bỏ các mô răng bị xỉn, sau đó dùng công nghệ chiếu đèn laser để trám vào răng, ngăn chặn tình trạng sâu răng phát triển mạnh mẽ hơn.

3. Phương pháp điều trị tuỷ

Khi trẻ bị sâu răng đến tuỷ gây đau nhức, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tuỷ để loại bỏ mô nhiễm trùng và sử dụng vật liệu thay thế để trám lại nhằm giữ những chiếc răng sữa đến tuổi thay

4. Phương pháp nhổ răng

Trong trường hợp tình trạng bé bị xiết răng quá nặng, thường nằm tại giai đoạn 3, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng hơn và đưa ra phương án nhổ răng để loại bỏ toàn bộ phần chân răng bị hỏng. Phương pháp này giúp ngăn cản tình trạng lây nhiễm sang các răng bên cạnh.

Làm thế nào để phòng ngừa xiết răng ở trẻ nhỏ?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn là câu khẩu hiệu được truyền miệng từ đời này qua đời khác nhằm khuyến khích mọi người nên có ý thức tự giữ gìn sức khỏe của mình. Trẻ nhỏ là thế hệ chưa thể tự bảo vệ được sức khỏe của bản thân.

Chính vì vậy, trước khi tình trạng xiết ăn răng diễn biến nặng hơn, các phụ huynh nên trang bị một số biện pháp để ngăn ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng:

  • Dùng gạc vệ sinh nướu răng cho trẻ sơ sinh
  • Dùng bàn chải ngón tay để vệ sinh những chiếc răng sữa đầu tiên cho trẻ
  • Thực hiện cai sữa đêm cho trẻ từ 6 tháng
  • Giáo dục trẻ nhỏ có ý thức giữ gìn răng miệng sạch sẽ, chải răng ít nhất 2 ngày/ lần, kết hợp với các loại dụng cụ làm sạch chuyên dụng khác như chỉ, tăm nha khoa.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại quà vặt, đồ ngọt, nước ngọt,… chứa nhiều đường có thể gây ảnh hưởng tới men răng.
  • Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đồng thời bổ sung các thức ăn chứa nhiều canxi, chế phẩm từ sữa giúp tái tạo men răng cho trẻ.
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những tình trạng bệnh lý răng miệng, từ đó đưa ra phương án xử lý hiệu quả hơn.

Địa chỉ xiết răng cho trẻ em uy tín ở đâu?

Nha khoa ChiChi với Ths. Bs Đoàn Thị Mỹ Chi trên 10 năm kinh nghiệm với kiến thức chuyên sâu, hiểu tâm lý trẻ, cùng với cơ sở vật chất, dụng cụ y tế hiện đại, có khả năng thực hiện được những trường hợp trẻ khó nhất. Nha khoa ChiChi cam kết luôn bảo vệ những nụ cười xinh đẹp của khách hàng, đồng thời cung cấp những kiến thức nhằm nâng cao ý thức bảo vệ răng miệng trong cộng đồng.

Khi đến với phòng khám, cái mà bạn được trải nghiệm không đơn thuần là một dịch vụ nha khoa thông thường, mà còn là những phút giây vui vẻ, những cung bậc cảm xúc tuyệt vời trong suốt quá trình trải nghiệm.

Bên cạnh dịch vụ điều trị xiết răng cho trẻ nhỏ, nha khoa ChiChi còn thực hiện đa dạng các dịch vụ khác, bao gồm:

  • Niềng răng, điều trị hô, vẩu, móm, lệch khớp cắn
  • Laser thẩm mỹ nướu, cười hở lợi nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu
  • Dán/ bọc răng sứ thẩm mỹ, tẩy trắng răng, điều trị nhiễm tetracycline
  • Dịch vụ trồng răng giả, cấy ghép Implant
  • Chữa trị dứt điểm các tình trạng bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, cười hở lợi, điều trị tủy, …
Ths. BS Đoàn Thị Mỹ Chi – Nha khoa Thẩm mỹ Chi Chi 
Tốt nghiệp ĐH Y Dược Tp. HCM
 Hotline: 094 911 49 23 
🏢 186C Trương Vĩnh Ký, Q.Tân Phú, TP. HCM
Email: nhakhoachichi@gmail.com

 

Share: