CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

Bé yêu có nụ cười xinh như thiên thần với hàm răng chắc khỏe là mong muốn của bất kỳ cha mẹ nào. Vậy nên bắt đầu chăm sóc răng miệng cho bé từ khi nào và như thế nào là đúng cách?
Nha khoa CHICHI sẽ giúp các mẹ giải đáp phần nào các thắc mắc thường gặp về vấn đề chăm sóc răng miệng cho bé. Điện thoại để được tư vấn & thăm khám miễn phí.
☎️ HOTLINE: 0949 114 923 / 0972 597 024

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười

Quá trình chăm sóc răng miệng cho bé nên được bắt đầu ngay từ khi bé chào đời và hình thức thay đổi qua các giai đoạn phát triển của bé.

➡️ Giai đoạn bé chưa mọc răng

Không phải chờ tới khi chiếc răng đầu tiên của bé mọc chúng ta mới chú ý việc chăm sóc răng miệng. Ngay từ lúc mới sinh ra, bé bắt đầu bú sữa mẹ thì các mảng bám vi khuẩn đã hình thành trong miệng. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể sử dụng gạc mềm tẩm nước muối sinh lý để vệ sinh nướu cho bé mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giảm các nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khi bé mọc răng sau này. Ngoài ra, sau khi cho bé bú, cũng nên cho bé uống nước để tráng miệng.

➡️ Giai đoạn mọc răng sữa: 6 tháng- 2,5 tuổi

Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Khi này, bé sẽ chảy nước miếng rất nhiều và thường nhai cắn bất cứ thứ gì. Cha mẹ có thể mua cho bé núm nhai để vừa đảm bảo vệ sinh vừa tránh cho bé bị hóc dị vật. Đây cũng là khoảng thời gian bé bắt đầu cai sữa mẹ và chuyển qua uống sữa qua bình. Tuy nhiên, một số phụ huynh thường cho bé bú bình trong khi ngủ, khiến bé rất dễ bị sâu răng. Để phòng ngừa việc này, chỉ nên cho bé bú bình khi đến bữa ăn, kết hợp với việc dạy bé uống bằng ly, hay ống hút khi bé đã sẵn sàng ( thường là khi bé được 1 tuổi).
Bộ răng sữa sẽ mọc hoàn chỉnh khi bé khoảng 2-2,5 tuổi. Cha mẹ nên tập cho bé thói quen chải răng bằng bàn chải, có thể kèm kem đánh răng hoặc không. Do các bé còn chưa quen, dễ nuốt kem đánh răng, cha mẹ nên mua loại dành riêng cho trẻ em và chỉ lấy lượng nhỏ bằng hạt đậu cho mỗi lần chải răng. Bàn chải cho bé cũng cần lựa loại đầu nhỏ, có lông bàn chải mềm mại với màu sắc ưa thích của bé hoặc có các nhân vật hoạt hình, để việc chải răng luôn vui vẻ và bé tự giác chải răng 2 lần/ngày.
Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để dẫn bé đi nha sĩ. Cha mẹ có thể dẫn bé đi theo trong một lần hẹn của mình, cho bé được “dạo chơi nha khoa”, làm quen với phòng khám, bác sỹ và các vật dụng. Ngoài ra, trước khi đi các cha mẹ cũng có thể đọc cho bé các câu chuyện về nha sĩ, hay chơi trò chơi “ Cùng đi nha sĩ” cùng với gấu bông hay búp bê. Điều này sẽ giúp bé bớt hoảng loạn và sợ hãi hơn. Vào lần hẹn thứ hai, bác sỹ mới bắt đầu tiến hành khám cho trẻ, đánh giá sự phát triển xương hàm, kiểm tra các răng sữa có sâu hay bất thường hay không và hướng dẫn bạn làm sao để chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất cho trẻ.

➡️ Giai đoạn 3-5 tuổi

Vào giai đoạn này, cha mẹ chỉ cần chú trọng vào việc giữ gìn vệ sinh và duy trì sức khỏe răng miệng cho bé. Bộ răng sữa, tuy rằng sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nếu răng bị sâu nhiều, ảnh hưởng tới chế độ ăn uống, khả năng phát âm và còn khiến trẻ không tự tin với bạn bè, dần dần trở nên nhút nhát, rụt rè. Không chỉ vậy, bộ răng sữa còn giúp giữ khoảng cho những chiếc răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí, không bị chen chúc, lệch lạc.
Ngoài ra các cha mẹ cũng nên chú ý các thói quen của bé như ngậm ngón tay, cắn môi, chống cằm… Đó là những thói quen không tốt, nên sửa cho các bé từ sớm. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến răng bé bị lệch, hô răng và có thể làm biến đổi hàm trên của bé, gây ảnh hưởng tới khuôn mặt.

➡️ Giai đoạn 6-12 tuổi

Thời kỳ thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn là thời kỳ quan trọng và có tính quyết định cho nụ cười của bé yêu bạn sau này. Răng sữa được nhổ đúng thời điểm và đúng cách sẽ giúp hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc. Các lệch lạc hay chen chúc về răng cũng nên được chỉnh sửa trong giai đoạn răng hỗn hợp này. Nếu thấy bé có dấu hiệu bị hô, móm hay răng mọc lệch lạc, cha mẹ nên cho bé đi khám sớm để có kế hoạch chỉnh hình (hay thường gọi là niềng răng) thích hợp. Do đó lứa tuổi thích hợp nhất cho bé khám điều trị niềng răng bắt đầu 7-8 tuổi, bác sĩ sẽ khám, phát hiện và có kế hoạch điều trị thích hợp, tận dụng thời điểm ngay trước đỉnh tăng trưởng để can thiệp sớm những trường hợp sai hình xương nhằm hướng dẫn cho xương hàm bé phát triển bình thường, giúp trẻ tự tin và giảm nhẹ những lệch lạc về sau.

Nha khoa ChiChi rất mong muốn được đồng hành cùng các ông bố bà mẹ chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, mang lại “Hàm răng khỏe, nụ cười xinh” cho các bé yêu!

Share: